CHUẨN
ĐẦU RA
Ngành đào tạo: Công
nghệ Kỹ thuật Xây dựng (Construction Engineering Technology) (Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng & Công
nghiệp)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
I. MỤC
TIÊU CHUNG
Chương trình nhằm đào tạo kỹ sư
chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp trình độ cao đẳng, có nền tảng cơ
bản để phát triển toàn diện về nhân cách đạo đức, sức khỏe và nghề nghiệp, đáp
ứng được yêu cầu nhân lực cho ngành xây dựng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp
được cấp bằng kỹ sư công nghệ kỹ thuật xây dựng trình độ cao đẳng trong hệ
thống văn bằng quốc gia có giá trị trong toàn quốc. Sinh viên tốt nghiệp có cơ
hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông hoặc vừa làm vừa học của các trường đại
học.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Yêu cầu về kiến thức, trình độ
chuyên môn
Hiểu biết các nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư
tưởng Hồ Chí Minh; Hiểu biết và học tập làm theo tấm gương đạo đức và Tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Có kiến thức cơ bản về kinh tế
xã hội; có hiểu biết về pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Có kiến thức về quốc phòng và
khả năng thể thao để có sức khoẻ, bảo vệ tổ quốc.
Nắm vững những kiến thức cơ bản
về toán học, vật lý, hoá học đại cương làm cơ sở để tiếp thu tốt những kiến thức
cơ sở và chuyên ngành, đồng thời có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
Có trình độ Tiếng Anh cơ bản
tương đương trình độ B và Tiếng Anh chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Có trình độ tin học tương đương
trình độ B, sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành để tính toán và thiết kế như
Autocad, Sap, Excel, Dự toán. Pro…
Có kiến thức về phương pháp và
những quy định, ký hiệu trong vẽ kỹ thuật các chi tiết, các kết cấu công trình
nói chung, công trình dân dụng và công nghiệp nói riêng. Đọc, hiểu, vẽ và triển
khai được các bản vẽ thiết kế xây dựng thông dụng
Có kiến thức về địa chất công
trình, trắc địa, cơ học kết cấu, cơ học đất, máy xây dựng, vật liệu xây dựng,
ứng dụng tin học trong xây dựng, kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép, cấp
thoát nước, kỹ thuật và tổ chức thi công, kỹ thuật điện nước công trình, dự
toán xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc dân dụng và công nghiệp, nền móng
công trình nhà dân dụng và công nghiệp; có kiến thức về hành chính và luật pháp
trong quản lý xây dựng.
2. Yêu
cầu về kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng
Thiết kế kết cấu, giám sát, tư
vấn và quản lý các dự án xây dựng dưới sự chỉ đạo của kỹ sư có kinh nghiệm.
Đọc hiểu bản vẽ thiết kế kỹ
thuật, bản vẽ thi công những công trình xây dựng vừa và nhỏ. Tổ chức thi công,
xây dựng công trình bao gồm: Lập biện pháp, tiến độ và tổ chức thi công; lập dự
toán, ước tính và định giá công trình.
Sử dụng được các máy đo đạc,
thiết bị, dụng cụ để đo đạc mặt bằng khu vực xây dựng, đo đạc xác định vị trí
hố móng và các bộ phân công trình trong quá trình xây dựng.
2.2. Kỹ năng mềm
Có khả năng thích ứng với những
tiến bộ kỹ thuật của công nghệ xây dựng. Phân tích và xử lý thông tin khi có
tình huống xảy ra trong quá trình công tác, nắm được nguyên nhân gây ra các sự
cố trong quá trình tổ chức thi công, biết khai thác tái nguyên trên mạng, các
tái liệu trên các trang web chuyên ngành để nang cao trình độ và khả năng xử lý
công việc.
Giải quyết vấn đề khi xảy ra
các vấn đề do mình phụ trách hoặc các vấn đề liên quan đển công việc mình phụ
trách. Đặt ra các phương án giải quyết và biết cách biện luận logic chọn ra
phương án giải quyết tốt nhất theo tình hình thực tế.
Giao tiếp hòa đồng với mọi
người, Sống có đạo đức, trách nhiệm và hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Làm việc theo nhóm khi có yêu
cầu về công việc để có thể phát huy hết khả năng của mọi thành viên đảm bảo
công việc được hoàn thành theo yêu cầu. Biết được điểm mạnh, điểm yếu của mọi
người, trong cuộc sống cũng như có sự phân công công việc một cách hợp lý, khoa
học.
Ngoại ngữ: Có trình độ ngoại
ngữ tương đương TOEIC (nội bộ) đạt 350 điểm, có khả năng đọc hiểu tốt các tài
liệu chuyên ngành bằng ngoại ngữ.
3. Yêu
cầu về thái độ
Hiểu biết đường lối, chính sách
pháp luật của Nhà nước.
Có đạo đức nghề nghiệp.
Có tinh thần kỷ luật cao, có
tác phong công nghiệp trong lao động nghề nghiệp. Tự tin, tư duy năng động,
nhanh nhẹn, hoạt bát trong giao tiếp nghề nghiệp và quan hệ giúp tăng hiệu quả
công việc, có ý thức cao để hoà nhập, hợp tác và luôn sẵn sàng làm việc theo nhóm.
Có phương pháp làm việc khoa
học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Biết
đúc kết các kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng tư duy, kỹ năng lập luận logic của
bản thân.
Có tinh thần tự học, tự cấp
nhật kiến thức chuyên ngành một cách liên tục.
4. Vị trí làm việc sau khi tốt
nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư cao
đẳng xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây
dựng cơ bản, công ty tư vấn thiết kế xây dựng, các cơ quan quản lý xây dựng..
với chức danh kỹ thuật viên, giám sát thi công, nhân viên, cán sự phòng kỹ
thuật, kế hoạch , phòng dự án... và có thể làm công tác quan lý các tổ, đội sản
xuất, thi công xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp.
Có khả năng làm việc trong các
công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng với vai trò là người chủ doanh
nghiệp, người quản lý điều hành hay người trực tiếp sản xuất.
Có khả năng tự tạo việc làm và
chỉ huy một nhóm làm việc.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
khi ra trường
Có năng lực xác định được những
vấn đề chuyên môn cần học tập; Biết tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, tìm
kiếm tài liệu, phối hợp chuyên môn với đồng nghiệp; Cần cù, nhẫn nại, tự tin
khi thực hiện nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ.
Có thể tiếp tục học tập theo
trình độ cao hơn để hoàn thiện kiến thức, tăng thêm năng lực tư duy, đảm nhận
được công việc thiết kế kỹ thuật hoặc giám sát chính các công trình xây dựng
dân dụng và công nghiệp.
III.
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành
công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp có khả năng:
1. Tiếp cận kiến thức, công
nghệ và kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực xây dựng dân dụng
và công nghiệp.
2. Ứng dụng các kiến thức về
Toán và Khoa học cơ bản, các phần mềm tính toán, thiết kế chuyên ngành vào các
ngành thiết kế, thi công, quản lý của ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
3. Phân tích, xử lý số liệu
thực nghiệm và áp dụng kết quả thực nghiệm trong công tác thiết kế công trình
xây dựng.
4. Áp dụng kiến thức trong việc
thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng trong lĩnh vực dân dụng và công
nghiệp.
5. Làm việc theo nhóm (Tổ chức,
kiểm soát việc thực hiện, trao đổi tìm phương án hợp lý nhất).
6. Phân tích tình hình thực tế,
đề xuất giải pháp thi công công trình và giải quyết những vấn đề kỹ thuật nảy
sinh trong quá trình thi công các công trình xây dựng phù hợp với trình độ và
vị trí được phân công đảm nhận .
7. Trình bày kết quả thiết kế,
nghiên cứu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp phù hợp với trình độ
được đào tạo.
8. Học tập liên tục trên cơ sở
kiến thức cơ bản, cơ sở đã có để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng
trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
9. Hiểu biết về xã hội, môi
trường.
10. Sử dụng thiết bị và những
công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho các lĩnh vực chuyên môn ngành xây dựng dân
dụng và công nghiệp (đo đạc, thí nghiệm mô hình, xử lý tính toán trên máy tính,
áp dụng các mô hình số, các phần mềm chuyên dùng cho ngành phù hợp với trình độ
được đào tạo...).
11. Sử dụng các phần mềm chuyên
dùng để tính toán số liệu, làm hồ sơ nghiệm thu, vè hoàn công các công trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp vừa và nhỏ.
12. Giao tiếp ngoại ngữ tốt,
đọc hiểu các tài liệu về ngành xây dựng.
IV.
CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp có
thể:
1. Tham gia làm công tác tư vấn, thiết kế dưới
sự chỉ huy của kỹ sư nhiều kinh nghiệm tại các đơn vị có chức năng phù hợp
trong nước và nước ngoài..
2. Làm việc ở các cơ quan quản
lý có liên quan đến Dự án xây dựng thông
qua các công việc hỗ trợ cho kỹ sư, chuyên gia quản lý và theo vị trí công việc
được phân công đảm nhiệm
3. Làm các công việc kỹ thuật,
quản lý chất lượng tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và
công nghiệp.
4. Làm việc tại các cơ quan
quản lý có liên quan đến ngành xây dựng
5. Thi công các công trình chung
cư, nhà cao tầng, các công trình xây dựng dân dụng phù hợp với năng lực được
đào tạo.
6. Tổ chức thi công, bóc tách
khối lượng, quản lý đội thi công và khối lượng thi công của đội thi công do
mình quản lại tại các công trình xây dựng vừa và nhỏ.
7. Giảng dạy chuyên ngành xây
dựng ở các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
8. Nghiên cứu khoa học thuộc
các lĩnh vực về Cơ sở và chuyên ngành xây dựng phù hợp với năng lực được đào
tạo.
V. QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VỚI
CHUẨN ĐẦU RA